Nặng đầu vào, nhẹ đầu ra
"Giáo dục đại học hiện nay đang nặng về chạy theo quy mô, thành tích mà ít chú trọng đến chất lượng trong khi công tác kiểm định chưa được làm quyết liệt".
Đó là ý kiến đánh giá của nhiều đại biểu tại Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Báo cáo giám sát của ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học được tổ chức cuối tuần qua.
Chưa chú trọng chất lượng đào tạo
Ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Phó Trưởng đoàn giám sát cho biết: Thống kê của Đoàn giám sát của UBTVQH về giáo dục ĐH cho thấy: chỉ trong 10 năm qua, đã có 312 trường ĐH, CĐ được thành lập. Đến tháng 9/2009, cả nước có 412 trường ĐH, CĐ; tỷ lệ sinh viên/vạn dân là 195 và năm 2010 có thể đạt 200 SV/vạn dân.
Dự thảo Báo cáo giám sát nhận định: việc thành lập quá nhiều cơ sở giáo dục ĐH, dẫn đến tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo (đào tạo ĐH chiếm hơn 72,3%, còn bậc CĐ chỉ chiếm hơn 27,7%), chủ yếu là do việc triển khai quy hoạch mạng lưới chưa đúng yêu cầu. Việc thành lập các cơ sở giáo dục chủ yếu chạy theo quy mô, chạy theo thành tích của các bộ, ngành, địa phương mà chưa căn cứ vào nhu cầu về nguồn nhân lực cũng như khả năng đầu tư của cả nước và từng địa phương, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Visa du học
Về nguyên nhân, báo cáo cho rằng, trước hết là do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của giáo dục, đào tạo nói chung và giáo dục ĐH nói riêng. Công tác quản lý còn yếu kém; hệ thống quản lý còn cồng kềnh cũng là một nguyên nhân quan trọng. Ngoài việc chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT, phần lớn các cơ sở giáo dục ĐH còn chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản, của địa phương... định cư mỹ diện f3
Đề nghị Chính phủ đổi mới căn bản và toàn diện quản lý giáo dục đại học: từng bước giao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các trường; tăng cường trách nhiệm với các bộ quản lý ngành; tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học; Bộ GD-ĐT làm đúng chức năng quản lý Nhà nước của mình, không làm thay công việc của các trường ĐH, CĐ. (Ông Lê Văn Học, Phó trưởng đoàn giám sát) |
Theo một số đại biểu, hiện nay nước ta chưa có một tổ chức nào nghiên cứu, dự báo về nhu cầu lao động (số lượng, trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, chất lượng...) để làm cơ sở cho ngành giáo dục đào tạo xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển. Trong khi đó, việc quản lý chất lượng đào tạo của Bộ GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ vẫn nặng về đầu vào, chưa quan tâm thỏa đáng đến việc kiểm định chất lượng sinh viên tốt nghiệp. PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo cho rằng: Hệ thống triển khai đánh giá năng lực của sinh viên hiện nay còn lệch lạc, thiếu khách quan, chính xác nên chưa tạo động lực cho người học, mới chỉ chú trọng thi để lấy bằng cấp…
Cần đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng
UBTVQH kiến nghị, cần sớm xây dựng Luật Giáo dục ĐH để thống nhất và luật hoá các vấn đề về quản lý giáo dục ĐH hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhất trí với kiến nghị của Đoàn giám sát về việc trình QH xem xét, sớm ban hành Luật Giáo dục ĐH. Phó Chủ tịch yêu cầu các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp quy về giáo dục ĐH; đồng thời nghiên cứu trình UBTVQH, QH sửa đổi các đạo luật có liên quan để tạo điều kiện cho giáo dục ĐH phát triển toàn diện theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
UBTVQH cũng kiến nghị Chính phủ cần xác lập rõ hai loại hình trường ĐH tư thục hoạt động có lợi nhuận và phi lợi nhuận với những quy định rõ ràng về tài sản, vốn và phân bổ lợi nhuận. Hạn chế mở thêm các trường ĐH, CĐ công lập của địa phương khi ngân sách địa phương không đủ đầu tư cho nhà trường để đảm bảo chất lượng. Đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng và công khai kết quả kiểm định đối với các trường ĐH để phân loại chất lượng các trường; tăng cường hậu kiểm và có biện pháp xử lý nghiêm khắc, kể cả giải thể hoặc hạ cấp với những trường vi phạm quy định, không thực hiện đúng cam kết thành lập trường, đặc biệt đối với các trường ngoài công lập đã được thành lập hơn 10 năm vẫn chưa có cơ sở riêng./.

0 nhận xét:
Đăng nhận xét