Nhìn lại diễn biến của việc thu bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên đóng một lần 15 tháng mới thấy việc hiểu và thực thi luật pháp của các cơ quan nhà nước còn nhiều lổ hổng, cán bộ có trách nhiệm không nắm được nguyên tắc thực thi và một khi đã thấy sự bất cập lại không giải quyết đến nơi đến chốn.
Đầu tiên có thể khẳng định ngay việc Bảo hiểm Xã hội yêu cầu các trường tổ chức thu bảo hiểm y tế một lần 15 tháng là sai luật. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nêu rõ phương thức đóng bảo hiểm y tế là hằng tháng với đa số trường hợp; còn lại là các trường hợp đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Trong luật không có dòng nào cho phép thu một lần 15 tháng!
Ngay cả Thông tư liên tịch giữa các bộ Y tế và Tài chính cũng nêu rõ đối với học sinh, sinh viên thì: "Cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT". Ở đâu, căn cứ nào để yêu cầu học sinh hay phụ huynh học sinh đóng 15 tháng tiền bảo hiểm chỉ với lý do chuyển từ tính theo năm học sang tính theo năm tài chính?
Ảnh minh hoạ
Nếu đóng theo năm tài chính thì đúng luật chỉ được thu các tháng còn lại của năm 2015 và sau đó đến đầu năm 2016 mới được thu tiền bảo hiểm y tế của năm 2016.
Thế mà đầu tiên nhiều cán bộ của Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội giải thích lòng vòng bằng nhiều lý do chuyện thu thành 15 tháng rồi sau đó mới nói có thể tách ra thu thành hai đợt. Hồ sơ visa du học anh Sau khi xã hội phản ứng nhiều lại có lời giải thích do cấp dưới làm sai! Còn Bộ Giáo dục và Đào tạo lại "kiến nghị" giãn thời gian nộp bảo hiểm y tế bằng cách sửa Thông tư liên tịch nói trên!
Thông tư liên tịch không cho phép thu 15 tháng nên chắc chắn thu 15 tháng là sai; còn Thông tư chỉ nói hai mốc 6 tháng hoặc 1 năm thì không thể máy móc hiểu là không thể thu 3 tháng để rồi phải sửa. Nếu năm tài chính (từ tháng 10-2015) chỉ còn lại 3 tháng thì chắc chắn phải thu 3 tháng chứ còn hồ nghi gì nữa.Ở đây chỉ có một chuyện Thông tư cần phải sửa. Đó là ghi rõ học sinh, sinh viên có thể nộp bảo hiểm y tế định kỳ hằng tháng. Nếu nộp thành từng 6 tháng hay 1 năm thì phải được giảm số tiền nộp.
Ai cũng biết giá trị thời gian của đồng tiền; tiền đóng bây giờ sẽ khác tiền đóng vào 12 tháng nữa. Chính vì vậy các dịch vụ thu tiền hàng tháng đều khuyến khích khách hàng nộp kỳ hạn dài hơn bằng cách giảm giá mạnh.
Thử nghĩ mà xem, người lao động hưởng lương hằng tháng, có ai dám nghĩ đến chuyện đòi hưởng cả 12 tháng lương trước mới chịu làm việc? Họ cũng nộp bảo hiểm y tế theo tháng chứ luật đâu bắt họ đóng theo năm, vì sao với học sinh, sinh viên lại bắt đóng theo từng 6 tháng hay 12 tháng?
Từng người, từng gia đình thì có thể nói khoản chênh lệch đóng từng tháng hay đóng nguyên năm là không đáng kể nhưng tính trên toàn bộ số học sinh, sinh viên cả nước thì đây là con số khổng lồ.
Với 17,8 triệu học sinh sinh viên cả nước, tổng số tiền bảo hiểm y tế có thể thu về lên đến 7.700 tỉ đồng mỗi năm. Chỉ cần lấy mức lãi suất trái phiếu chính phủ để tính cũng có thể thấy hàng tháng khoản tiền này làm ra đến vài ba chục tỉ đồng.
Bộ Tài chính và Bộ Y tế nên ngồi lại để đi đến một kết luận hợp lý cho phụ huynh và học sinh dựa trên các nguyên tắc kinh tế, tài chính sơ đẳng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét