Khái niệm biếng ăn được quyước là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết. Biếng ăn thường làbiểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.
Biếng ăn, ăn ít, gây ra thiếunhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vilượng... Thiếu các chất này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặnghơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và bé lại càng biếng ănhơn sau các đợt bệnh đó.

Nguyên nhân gây biếng ăn ởtrẻ
Tình trạng nhiễm khuẩn (dẫntới ức chế các enzym tiêu hóa) hay gặp trong viêm đường hô hấp, viêm tai giữa.
Do đau trong viêm loét tạichỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng.
Do thiếu các enzym tiêu hóa(trong trường hợp thiếu các vitamin hay các yếu tố vi lượng cấu thành cácenzym) hay gặp là thiếu vitamin B1, Fe, kẽm...
Do tâm lý trong những trườnghợp không khí ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo. Hoặc khi thời gian ăn kéodài hay trẻ chỉ được ăn rất ít loại thức ăn.
Hậu quả quan trọng của biếngăn không chỉ là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng nặng và kéo dài màcòn đồng thời ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý trẻ do bị la mắng nhiều và tâm lýcha mẹ do lo lắng. Đặc biệt, những trường hợp mẹ đang nuôi con bú nếu lo lắngsẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến số lượng và chất lượng sữa.
Tổ chức Y tế Thế giới ướctính có khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú, nhưng đến khi 2-3 tuổi, có đến 30-40%trẻ biếng ăn. Điều này chứng tỏ nguyên nhân phần nhiều do môi trường sống củatrẻ gây ra.

Những biểu hiện của trẻ biếngăn
Trẻ biếng ăn thường hay kèmnôn trớ, táo bón, hay quấy khóc.
Cân nặng, chiều cao thấp sovới trung bình chuẩn lứa tuổi.
Điều trị trẻ biếng ăn
Nguyên tắc điều trị: Quátrình điều trị đòi hỏi rất tinh tế và kiên trì. Không nên tạo ra ngay một sựthay đổi quá lớn với chế độ ăn hiện tại mà nên áp dụng dần dần cho đến khilượng ăn đạt được yêu cầu. Trong trường hợp có bệnh lý kèm theo, không nên uốngquá nhiều loại thuốc để điều trị triệu chứng lâm sàng. Bước đầu chỉ nên có mộtsự can thiệp nhỏ, áp dụng các tiến trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhà theođúng chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Chế độ ăn điều trị trẻ biếngăn chậm lớn
Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ búnhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậmbú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
Đối với trẻ lớn hơn, đã ăn bổsung:
Nên cho ăn các loại thức ănmềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Cần thay đổi thức ăn và chotrẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn đượcnhiều, kích thích sự thèm ăn.
Cần chú trọng bồi dưỡng bằngcác loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng: Các loạithực phẩm giàu chất đạm: sữa mẹ, sữa bột công thức, trứng, thịt, cá. Ngoài ra,cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cungcấp đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ.
TS. Phan Bích Nga (Viện Dinhdưỡng)
Những sai lầm thường gặp của các bà mẹ trong chế độ ăn của trẻ biếngăn Sử dụng các thực phẩm khôngnên dùng là: những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô..), nghèo năng lượngmà chiếm dung lượng lớn như miến, khoai... Có điều kiện cho trẻ ăn đủ đạm độngvật như trứng, thịt, tôm, cua, cá nhưng vẫn trộn thêm đậu xanh... Không tăng cường số bữa ăncho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường(cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượnglại càng bị thiệt thòi về chất. Không cho hoặc cho quá ít dầumỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ. Không cho trẻ ăn cá, tôm, cuavì sợ trẻ tiêu chảy hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Chỉ trongnhững trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiệncủa bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp). |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét